Xe ô tô khi di chuyển trên nhiều dạng địa hình hoặc được sử dụng thường xuyên dễ bị tác động bởi áp suất lốp xe chưa đạt chuẩn. Do đó, để hạn chế quá trình hao mòn, đảm bảo an toàn cho phương tiện. Vì vậy, ngày nay nhiều dòng xe đã được trang bị cảm biến áp suất lốp. Cảm biến áp suất lốp ô tô có chức năng đo áp suất không khí bên trong lốp xe. Lốp Joyroad xin chia sẻ với các bác tài tổng quan về cấu tạo bộ cảm biến áp suất lốp hiện nay trên các dòng xe!

Bộ cảm biến áp suất lốp ô tô là gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô có tên tiếng anh là Tire Pressure Monitoring System (TPMS). Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đo lường, kiểm soát nhiệt độ, áp suất không khí bên trong lốp xe hơi.
Đây là sản phẩm sẽ thay thế van trên lốp, hoặc 1 phần nắp đậy van, sau đó sẽ biến từ tín hiệu áp suất thành tín hiệu điện. Từ đó truyền qua sóng bluetooth đến màn hình hiển thị trong xe. Từ đó, đảm bảo an toàn cho xe trong suốt thời gian di chuyển.
Hãy làm một phép so sánh nhỏ, nếu bạn đi với lốp hết hơi mà không biết. Chi phí để thay bộ lốp, sửa vành sẽ tốn ít nhất 3-5 triệu đồng. Trong khi một bộ cảm biến tốt cũng chỉ khoảng 1-2 triệu đồng cho 5 năm sử dụng. Theo Joyroad, dưới góc nhìn của các chuyên gia, chúng tôi thấy sản phẩm này là rất cần thiết với chiếc lốp.
>>Xem thêm: Cảm Biến Áp Suất Lốp Xe Hyundai Avante
Cấu tạo của bộ cảm biến áp suất lốp tiêu chuẩn
Với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện, cấu tạo cảm biến áp suất lốp gồm ba bộ phận chính. Đó là: van cảm biến, cục xử lý trung tâm, màn hình chính.
1. Bộ phận van cảm biến
Bộ phận này được làm từ thép không gỉ, có các cảm biến áp suất, nhiệt độ, mạch điện và pin. Xe hơi có 4 bánh sử dụng 4 van cảm biến giống nhau. Cảm biến áp suất lốp có nhiệm vụ đo lường độ căng của màng đo áp suất bên trong lốp tác động lên. Từ đó truyền dẫn các vi mạch điện tử khuếch đại, tạo tín hiệu điện đưa ra các chỉ số áp suất lốp.
Trong thiết kế của xe ô tô, chỉ số này sẽ hiển thị đèn cảnh báo trên màn hình taplo dưới đơn vị tính psi. Van cảm biến có 2 loại: Van gắn trong lốp và van gắn bên ngoài van cũ.
2. Khung màn hình hiển thị chính
Các mẫu xe có lịch sử sản xuất từ một vài năm trở về trước, TPMS thông thường đi kèm với màn hình. Thường sẽ chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe để hiển thị để giám sát. Tuy nhiên, bộ cảm biến áp suất lốp hiện nay có khả năng tích hợp với điện thoại hoặc đồng hồ thông minh. Điều này hỗ trợ việc giám sát áp suất khi bơm tối ưu hơn, thuận lợi.
Trên thị trường có 5 kiểu màn hình tương ứng 5 kiểu cảm biến áp suất lốp ô tô. Ứng dụng trên từng mẫu xe phù hợp, bao gồm: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo. Màn hình gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO và hiển thị màn DVD.
3. Cục xử lý trung tâm đa nhiệm
Đúng như tên gọi, đây là bộ phận quan trọng tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Nó sẽ truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình. Cục xử lý trung tâm thường nằm trong bo mạch của màn hình hiển thị.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống bộ cảm biến áp suất lốp
Đối với những dòng xe phổ biến, người sử dụng có thể chủ động hoàn thiện bộ cảm biến áp suất lốp với kỹ thuật không quá phức tạp và chi phí vừa phải. Có hai loại TPMS gồm cảm biến trực tiếp và cảm biến gián tiếp. Tuỳ từng loại TPMS khác nhau sẽ có nguyên lý cảm biến áp suất lốp khác nhau.
>>Xem thêm: Cảm Biến Áp Suất Lốp Cho Xe Chevrolet Colorado
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp – Indirect Tire Pressure Monitoring System (iTPMS)

iTPMS đo áp suất lốp dựa trên tốc độ quay của bánh xe thay vì đo áp suất bằng phương pháp vật lý thông thường. Bằng cách này, lốp xe non hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn, tạo sự chênh lệch vận tốc quay so với lốp xe căng hơi.
Chỉ số này được đo nhờ bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC. Dù chưa thể hiện chính sác chỉ số áp suất tuyệt đối nhưng cảm biến khuyến cáo kịp thời thời điểm lốp cần bơm. Khi lốp xe được bơm căng, người lái cần reset lại bộ cảm biến trong khoảng thời gian từ 20-60 phút để thiết bị đọc lại thông số trên lốp xe.
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp – Direct Tire Pressure Monitoring System (dTPMS)
Khác với iTPMS, dTPMS đo áp suất lốp bằng phương pháp vật lý. Nó được gắn ở đầu van lốp xe bằng cách truyền phát tín hiệu giữa đầu cảm biến đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Khi bác tài cần trực tiếp reset chỉ cần giữ nút trên bộ điều khiển hoặc trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại.
Kết luận
Cảm biến áp suất lốp ô tô gần như là món đồ không thể thiếu cho mọi xe, từ mới đến cũ. Với phụ kiện này, bạn sẽ hạn chế được nhiều tai nạn đáng tiếc, và hỏng hóc có thể xử lý trước. Hi vọng bài chia sẻ phía trên sẽ giúp bác tài có thêm kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ cảm biến áp suất lốp tiêu chuẩn!
Joyroad Là Lốp Tốt – Thương Hiệu Lốp Uy Tín Chất Lượng
-
JoyRoad là thương hiệu có lịch sử phân phối 20 năm trên thị trường thế giới.
-
Sản xuất 100% theo công nghệ Đức.
-
Nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc.
- Hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc
Cam kết của Joyroad
-
Giá tốt nhất thị trường.
-
Hoa lốp “chất”, đa dạng, phù hợp với mọi loại xe.
-
Chất lốp mềm, tạo độ êm mượt dù bạn chạy xe trong phố hay trên cao tốc.
-
Bảo hành chính hãng với hệ thống gara trên Toàn quốc.
-
Gọi ngay 0983486685 để nhận thêm thông tin về chương trình ưu đãi.
-
Email: cskh@blh.com.vn
-
Mua hàng trên Shopee: https://shopee.vn/lop_joyroad
-
Mua hàng trên Sendo: https://www.sendo.vn/shop/joyroad
-
Mua hàng trên Lazada: https://www.lazada.vn/shop/lop-joyroad